Giá cả là một điều khoản đặc biệt quan trọng, là điều khoản trung tâm của hợp đồng. Các bên mua bán đều tranh thủ đặt giá cả có lợi cho phía mình.
Giá tính theo đơn vị hàng: trọng lượng, chiều dài, bề mặt, khối lượng, chiếc, hay tính theo tá hoặc hàng trăm đơn vị . Nếu hàng giao gồm nhiều loại chất lượng khác nhau thì giá một đơn vị hàng tính theo từng loại từng mác.
Khi giao hàng có phẩm chất , chủng loại khác nhau , giá được quy định cho từng loại mặt hàng , từng loại phẩm chất vá từng loại mác khác nhau . khi giao hàng thiết bị toàn bộ giá thường dược định theo giá trị của từng chuyến giao hàng hoặc từng bộ phận máy đãđược nêu rõ trong bản phụ lục kèm theo hợp đồng. Nếu giá tính theo trọng lượng , phải quy định rõ: trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh hay trọng lượng cả bì coi như tịnh, hoặc phải thoả thuận rõ xem giá bao bì cóđược tính trong hàng hày không. Những quy định này cũng cần phải nêu rõ khi tính giá chiếc.
Điều khoản thứ năm, thời hạn và phương thức thanh toán.
Điều khoản này quy định phương thức hai bên đã thỏa thuận để bên mua thanh toán tiền hàng cho phía bên bán. Điều khoản này cần quy định rõ thời hạn thanh toán, đồng tiền thanh toán,hình thức thanh toán và các tài liệu chứng từ làm căn cứ để thanh toán.
- Thời hạn thanh toán: Các bên có thể quy định trong một khoảng thời gian phù hợp nhất để bên người mua có thể thanh toán được toàn bộ tiền hàng cho phía bên người bán. Thời hạn thanh toán có thể là trả trước, trả sau hoặc trả ngay.
- Hình thức thanh toán: Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau: L/C, Clean collection, D/A, D/P, T/T, M/T, CAD, Tiền mặt, cheque ... mỗi phương thức có những ưu nhược điểm khác nhau. Cần nghiên cứu kỹ để chọn phương thức thanh toán thích hợp.
Điều khoản thứ sáu, điều kiện giao hàng.
Trong điều khoản này các bên giao kết hợp đồng cần làm rõ địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng cũng như phương thức giao hàng. Trong đó,
- Thời hạn giao hàng: Là khoảng thời gian người bán cõ nghĩa vụ phải giao hàng cho người mua.
Có 03 cách quy định về thời hạn giao hàng đó là: (i) Thời hạn giao hàng có định kỳ; (ii) Thời hạn giao hàng không có định kỳ; (iii) Thời hạn giao hàng ngay.
- Địa điểm giao hàng: Cần quy định rõ nơi mà người mua sẽ nhận chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán trong hợp đồng để tránh những rủi ro cho các bên.
- Điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng: Ví dụ như CIF cảng Hải Phòng.
Điều khoản thứ bảy, phạt và bồi thường thiệt hại.
Điều khoản này quy định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phần). Điều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu: (i) Ngăn ngừa đối phương có ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng; (ii) Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra.
Các trường hợp phạt:
(i) Phạt chậm giao hàng: Ví dụ: Nếu Người bán giao hàng chậm thì các khoản phạt sẽ áp dụng như sau: tuần đầu chậm giao, không tính phạt. Tuần thứ hai đến tuần thứ năm phạt 1% tuần giao chậm; từ tuần thứ sáu: 2 % tuần, nhưng tổng số tiền phạt giao chậm không quá 10% tổng giá trị hàng giao chậm.
(ii) Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng:
(iii) Phạt do chậm thanh toán: Phạt 1 tỷ lệ phần trăm của số tiền đến thời hạn thanh toán, tính theo thời hạn chậm thanh toán. Ví dụ: 1% của số tiền chậm thanh toán/ tháng; hoặc: Phân bố lãi suất chậm thanh toán, thường vận dụng tỷ lệ chiết khấu chính thức hay lãi suất hợp pháp được công bố hay lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng, có lúc còn cộng thêm vài %. Ví dụ: "Trường hợp chậm thanh toán, kể từ ngày đến hạn, số tiền chưa trả được tính lãi. Lãi suất tính theo lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng cộng thêm 2%.
Điều khoản thứ tám, các trường hợp bất khả kháng.
Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không thể thực hiện được, mà không ai bị coi là chịu trách nhiệm. Các sự kiện bất khả kháng mang 03 (ba) đặc điểm sau: (i) Không thể lường trước được; (ii) Không thể vượt qua; (iii) Xảy ra từ bên ngoài.
Tuy nhiên, vẫn có thể quy định trong hợp đồng coi là bất khả kháng các sự kiện mà bình thường ra thì không có đủ 3 đặc điểm trên, ví dụ: đình công, hỏng máy, mất điện, chậm được cung cấp vật tư . . . Cũng có thể quy định thêm rằng: các sự kiện đó chỉ tạm ngưng việc thực hiện hợp đồng chứ không làm hợp đồng mất hiệu lực.
Điều khoản thứ chín, khiếu nại.
Khiếu nại là các đề nghị do một bên đưa ra đối với bên kia do số lượng, chất lượng giao hàng, hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã được qui định trong hợp đồng. Về điều khoản này các bên qui định trình tự tiến hành khiếu nại, thời hạn có thể nộp đơn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc phát đơn khiếu nại, các phương pháp điều chỉnh khiếu nại. Khiếu nại được đưa ra dưới dạng văn bản và gồm các số liệu sau: Tên hàng, số lượng, và bxuất xứ hàng hóa, cơ sở để khiếu nại kèm theo chỉ dẫn chính về những thiếu xót mà đơn khiếu nại được phát ra, các yêu cầu về điều chỉnh khiếu nại.
Đơn khiếu nại được gởi đi kèm theo các chứng từ cần thiết như: biên bản giám định, biên bản chứng nhận tổn thất, mất mát, vận đơn đường biển, bản liệt kê chi tiết, giấy chứng nhận chất lượng.
Điều khoản thứ mười, trọng tài.
Trong điều khoản này cần quy định các nội dung sau: (i) Ai là người đứng ra phân xử? Tòa án Quốc gia hay Trọng tài, trọng tài nào, thành lập ra sao? Để giải quyết tranh chấp giữa các bên giao dịch, khi những tranh chấp này không thể giải quyết bằng con đường thương lượng; (ii) Luật áp dụng vào việc xét xử; (iii) Địa điểm tiến hành xét xử; (iv) Phân định chi phí trọng tài; (v) Phân định chi phí trọng tài.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương - Công ty Luật TNHH Everest